Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Kết cục bi thảm của BS kêu gọi đồng nghiệp 'rửa tay cứu người'
Chứng kiến nhiều sản phụ chết vì nhiễm trùng sau sinh, bác sĩ Semmelweis kêu gọi nhân viên y tế rửa tay sạch để tránh lây vi khuẩn, song không nhận được ủng hộ mà còn bị cho là điên.

 


Ignaz Philipp Semmelweis.


Bác sĩ Ignaz Philipp Semmelweis. Ảnh: Klimik.

 

Ignaz Philipp Semmelweis, bác sĩ nội trú khoa Sản tại Bệnh viện Đa khoa Vienna, Áo, ở thế kỷ 19, được mệnh danh là "vị cứu tinh của các sản phụ" vì đã lên tiếng kêu gọi các bác sĩ thực hành rửa tay để tránh lây vi khuẩn cho bệnh nhân. Cũng từ đó ông trở thành kẻ thù không đội trời chung của các bác sĩ thời bấy giờ. Tài liệu y khoa thế giới ghi nhận Semmelweis đã làm cho cả ngành y chao đảo sau khi phanh phui một sự thật phũ phàng nghiêm trọng về vấn đề "nhiễm khuẩn bệnh viện".

 

Trong bối cảnh những năm 1840, ở Áo có một số bệnh viện và trường kinh doanh thương mại dịch vụ chăm sóc y tế tổ chức mô hình khám chữa bệnh miễn phí để nhân viên có cơ hội thực hành lâm sàng trên người nghèo. Bệnh viện Vienna nơi bác sĩ Semmelweis đang công tác cũng mở 2 phòng khám theo mô hình này. Trong đó, một phòng dùng để đào tạo nữ hộ sinh, nơi đây có tỷ lệ sản phụ tử vong là 1/25. Còn phòng khác đào tạo sinh viên thực tập, tỷ lệ bệnh nhân tử vong là 1/10. 

 

Sau vài tháng, có đến gần 1/3 phụ nữ sinh con tại các phòng khám trên đã chết. Nhận thấy tỷ lệ tử vong cao bất thường nên các bác sĩ rà soát nguyên nhân và ghi nhận: Trong thời kỳ hậu sản, các bà mẹ xấu số đều sốt cao rồi tử vong. Từ đó, cả hai mô hình phòng khám trên được mệnh danh là "Nhà chết".

 

Bác sĩ Semmelweis nhận ra có một điểm mâu thuẫn kỳ lạ: Sản phụ sinh con tại các phòng khám có tỷ lệ tử vong cao hơn cả những ca đẻ rơi ở ngoài đường. Quá chán nản vì không thể lý giải nguyên nhân của hiện tượng này, ông quyết định rời khỏi Bệnh viện Vienna. Sau một thời gian, Semmelweis lại nhận được hung tin: Một bác sĩ bạn thân của ông bị đâm dao vào bụng do một sinh viên vụng về trong lúc khám nghiệm tử thi. Dù được cấp cứu kịp thời anh ấy cũng không qua khỏi. "Đêm ngày tôi bị ám ảnh bởi hình ảnh của người bạn thân qua đời giống hệt hoàn cảnh của rất nhiều sản phụ xấu số", Semmelweis trăn trở.

 

Thời ấy, trước khi có công bố phát hiện về vi khuẩn của Louis Pasteur, các cơ sở y tế chưa hề biết đến khái niệm vi khuẩn. Semmelweis cũng vậy, thấy bạn mình cùng nhiều sinh viên y khoa và sản phụ chết trong hoàn cảnh tương tự nhau, ông chỉ đưa ra giả thiết rằng suốt quá trình khám nghiệm tử thi các bác sĩ và thực tập sinh đã tiếp xúc với các "yếu tố dạng hạt nhỏ" từ xác chết. Sau đó họ truyền các hạt này sang những sản phụ xấu số. Đây được xem là một bước ngoặt quan trọng bởi lần đầu tiên trong lịch sử y tế có người đặt vấn đề về mối liên hệ giữa tử thi và nguy cơ nhiễm trùng.

 

Semmelweis quyết định hành động theo linh cảm. Ông xây dựng các chính sách phòng khám bắt buộc nhân viên y tế rửa tay bằng vôi clo trước khi tiếp xúc với bệnh nhân hay phẫu thuật, đỡ đẻ. Bác sĩ cho rằng các nhân viên thường xuyên tiếp xúc với tử thi mà chỉ rửa tay bằng xà phòng bình thường thì không đủ để loại bỏ tất cả các hạt từ tử thi. Điều này được chứng minh bởi mùi xác chết vẫn còn lưu trên tay. Semmelweis đã giới thiệu giải pháp vôi clo đến các bệnh viện giúp loại bỏ mùi tử thi và hy vọng cũng loại bỏ các "hạt" từ xác chết.

 

Trong 3 tháng đầu áp dụng phương pháp trên, tỷ lệ tử vong tại các phòng khám giảm mạnh từ 1/10 xuống 1/100. Semmelweis khẳng định có thể khắc phục hiện tượng sốt sau sinh bằng cách đặt chậu rửa tay tại mỗi giường sản phụ. Tuy nhiên lập luận này bị các cơ sở y tế bác bỏ. 10 năm sau lý thuyết vi trùng của Pasteur ra đời, nên tại thời điểm đó Semmelweis không có một cơ sở lý thuyết mạnh mẽ nào để giải thích. Do vậy hầu hết bác sĩ và phòng khám khác không đồng tình với phương án của ông.

 

Một bác sĩ Đan Mạch, Carl Edvard Marius Levy, đã có bài viết lên án đây là "cuộc tấn công cay độc" khi nói về những phát hiện được cho là ngớ ngẩn của Semmelweis. Levy hoài nghi số liệu thống kê có vấn đề và cho rằng có thể thành công của giả thuyết Semmelweis chỉ là sự biến động bình thường của tỷ lệ tử vong ở phòng khám thai sản. Vị này cũng phủ nhận khả năng những hạt quá nhỏ như vô hình lại gây ra cái chết, cụ thể là các hạt từ tử thi. "Với thói quen sạch sẽ của các sinh viên ở Bệnh viện Vienna thì không thể xảy ra hiện tượng lây nhiễm chất gì từ móng tay của họ mà giết chết bệnh nhân", ông lập luận.

 

Bác sĩ Levy còn chất vấn Semmelweis: "Tại sao không làm một thí nghiệm đơn giản bằng cách tách biệt hoàn toàn những người làm việc với các tử thi với hộ sinh mà phải đặt chậu nước ở mỗi đầu giường sản phụ để làm gì?"

 

Thực tế, Semmelweis cũng có mâu thuẫn trong mình lý luận của mình. Ông cho rằng chỉ có các hạt như xác chết gây ra cơn sốt nhưng không thể giải thích tại sao một số sản phụ bị sốt dù không tiếp xúc với người từng chạm vào tử thi. Các đồng nghiệp thì lên án giả thiết trên chẳng khác nào bản cáo trạng buộc tội các bác sĩ đã gây bệnh, là một điều sỉ nhục trong lịch sử nghề y.

 

Cuối cùng Semmelweis phải miễn cưỡng chấp nhận rằng lý thuyết của mình là một sự sỉ nhục về tình trạng vệ sinh cá nhân. Thay vì khởi động cuộc chiến với các đồng nghiệp, ông đã viết cho họ một thông điệp tồi tệ: "Tôi tuyên bố trước Chúa rằng các bạn là kẻ giết người. Thế giới ngày càng đánh giá cao tầm quan trọng của việc rửa tay. Đặc biệt trong y khoa, rất có thể mọi việc sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu bạn không rửa tay trước và sau khi khám các bệnh lý tình dục như giang mai, sùi mào gà...".

 

Đồng nghiệp phản đối Semmelweis dữ dội. Họ cùng ký giấy xác nhận ông bị điên. 3 bác sĩ khoa sản đã gửi Semmelweis đến một bệnh viện tâm thần. Năm 47 tuổi, ông đòi về thăm vợ con thì bị đánh rồi qua đời do nhiễm trùng. Ngày nay lịch sử y khoa thế giới ghi nhận Semmelweis là người có công lao rất lớn đối với ngành y. Một số trường y, bệnh viện, phòng khám sản phụ khoa và viện bảo tàng tự hào mang tên Semmelweis và xem ông là "vị cứu tinh của các sản phụ".
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Những người đã tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca nên làm gì (04-05-2024)
    AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu (03-05-2024)
    AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 gây đông máu, Bộ Y tế nói gì? (03-05-2024)
    Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Chủ tiệm xài ké giấy phép kinh doanh (03-05-2024)
    Hơn 70 người nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai (01-05-2024)
    Mỹ lần đầu ghi nhận cá heo nhiễm cúm gia cầm độc lực cao (30-04-2024)
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)
    Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có số mắc cao, Hà Nội yêu cầu giám sát chặt (08-04-2024)
    Ấn Độ ra mắt liệu pháp tế bào CAR-T bản địa đầu tiên để điều trị ung thư (04-04-2024)
    Nữ nhân viên y tế của Bệnh viện E bị chết não, hiến toàn bộ tạng cứu người (04-04-2024)
    Chụp X-quang phát hiện nhiều người trẻ phổi trắng xóa, nguyên nhân vì đâu? (02-04-2024)
    Hàn Quốc: Bác sỹ cấp cao tại các bệnh viện lớn sẽ giảm thời gian làm việc (31-03-2024)
    Bộ Y tế thông tin về ca mắc cúm A/H5N1 tử vong (25-03-2024)
    Người bị nhiễm cúm A/H5N1 thường tử vong với tỷ lệ cao, Bộ Y tế khuyến cáo 5 biện pháp phòng, chống (24-03-2024)
    Tắm 3 kiểu này 'mạng sống mỏng hơn giấy' (17-03-2024)
    Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng (15-03-2024)
    Em bé thứ hai của Việt Nam được sửa tim bào thai chào đời khỏe mạnh (29-02-2024)
    Hai ca nghi nhiễm chất cực độc ở TP.HCM ăn gì trước khi nhập viện? (22-02-2024)

Các bài viết cũ:
    6 bệnh gây tử vong sớm ở phụ nữ (24-03-2016)
    Sự thật cần biết về 'hormone tình yêu' (23-03-2016)
    8 thắc mắc phổ biến về bệnh ung thư (21-03-2016)
    Viagra từ tự nhiên dành cho đàn ông (19-03-2016)
    Phục hồi và tăng cường sinh lý nữ (17-03-2016)
    5 cách giảm cân trong giấc ngủ (15-03-2016)
    Ngủ kém có thể dẫn đến ung thư (14-03-2016)
    Những căn bệnh di truyền tồi tệ nhất (12-03-2016)
    Giấc mơ nói gì về sức khỏe của bạn (10-03-2016)
    Thuốc lá và những lợi ích không phải ai cũng biết (09-03-2016)
    Kiểm tra nốt ruồi để đoán nguy cơ ung thư da (08-03-2016)
    Vi rút Zika “tiến sát” biên giới Việt Nam (07-03-2016)
    Phát hiện "vũ khí" mới trong điều trị ung thư hiện nay (04-03-2016)
    Nguy cơ chết người từ 'trái tim hạnh phúc' (03-03-2016)
    Trồng cây trong nhà tốt cho sức khỏe như thế nào (01-03-2016)
    Bao cao su và núm vú giả có thể gây ung thư (29-02-2016)
    Virus Zika: Nỗi bất an của toàn thế giới (28-02-2016)
    Hàm răng nói gì về sức khỏe (27-02-2016)
    Đàn ông dễ chết nếu bị ung thư vú (25-02-2016)
    Căn bệnh dị dạng sinh dục của trùm phát xít Hitler (23-02-2016)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152877004.